Kỹ thuật trồng cây sương sâm lông

18/11/2014
Kỹ thuật trồng cây sương sâm lông
Kỹ thuật trồng sương sâm lông..tư vấn thêm sau khi mua về. Giá 200k/gói 500 hạt+tặng kèm thuốc ngâm kích thích nảy mầm. Giá 50k/gói 100 hạt..
 Đặc điểm sinh trưởng

     Cây sương sâm có tên khoa học là Cissampelos pareira L.var. hirsuta. Tên dân gian là Dây sâm lông, thuộc họ Menispermaceae (H Tiêt Dê).Lá sương sâm
     Là loại cây dây leo, có thân và lá phủ lông mềm. Lá có phiên xoan hình tim, chóp nhọn. Đặc biệt, cây đực chỉ cho hoa đực quanh năm, cây cái cho hoa kết trái thành chùm ở nách lá hoặc thân già như chùm nho đường kinh trái 4-6 mm, khi chín có màu trắng đục. Cây ra hoa từ tháng 5 – 7, quả chín vào tháng 8 - 10. Cây trồng chăm sóc tốt có thể ra trái trong mùa nắng khoảng tháng 2 – 3 dương lịch.

Phân bố: Ấn Độ,Trung Quôc, Việt Nam (nhiều nhất vùng Đông Nam bộ), Lào, Campuchia và Thái Lan. ; nước ta cây mọc hoang trên đồi, ven rừng miền núi cũng như được trồng ở vùng đồng bằng các tỉnh trong nước.

Đặc tính dược lý của cây sương sâm

     Lá sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, có tính giải độc, lợi tiểu. Trong rễ sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, agnoflorin, protoquecitol, curin…Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường.

     - Trong dân gian người ta thường làm thạch lá sương sâm_dùng như thức uống giải khát trong những ngày nóng bức. Một số quốc gia khác như Lào, Thái Lan, lá Sương sâm được dùng như một loại rau thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.

     - Dùng trong y dược với tác dụng chống sốt, chống viêm, lợi tiểu, giảm nhiệt, nhuận trường

Thu  hái, chế biến

     Lá sương sâm đã được người dân sử dụng như một loại thức uống giải khát từ rất lâu đời, có thể dùng lá tươi hoặc khô (đem ngâm nước độ 1 giờ) rửa sạch cho vào nước (100gr lá khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch) vò cho nát đến khi ra hết chất nhớt màu xanh, nhanh chóng cho vào 1 muỗng café bột nang mực (đã hòa tan với nước, để lắng) trộn đều lên rồi lược bỏ xác lá, cho vào tô, thau, ly… vớt bọt để yên chừng 1 giờ sẽ đông đặc thành thạch sương sâm. Khi ăn cho thêm đường, nước cốt dừa hoặc ăn chung với sương sáo, hột é, trái lừ ươi…Ăn thạch sương sâm rất ngon, bổ, giải nhiệt cơ thể, nhuận gan.Theo tài liệu cây thuốc Việt Nam, rễ dây sương sâm có công dụng chữa đau họng, đau lưng, giảm sốt, dạ dày,…Đặc biệt dùng hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ dùng lâu dài rất tốt cho bệnh về gan, trĩ.

Vấn đề thổ nhưỡng: rất quan trọng quyết định sự thành bại cho việc canh tác cây sương sâm.

     Tuy cây sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất nhưng vùng đất muốn trồng phải hội đủ các điều kiện như: thoát nước tốt, độ mùn cao, được che mát 20 – 30%, tránh vùng đất trũng không nên trồng, vùng đất cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa nhưng quá khô vào mùa nắng cũng không nên trồng, vùng đất có mực nước ngầm quá cao khi trồng cũng thường bị bệnh chết cây hàng loạt. 
     Sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, nhưng rất sợ ngập úng, cây sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn 1-2 năm sau khi trồng.

Giống từ hạt hoặc rễ:

- Hạt giống mới hái đem gieo càng sớm tỉ lệ nẩy mầm càng cao (xem Kỹ thuật gieo hạt sương sâm lông). Hạt nẩy mầm đem trồng vào bầu đất, che mưa nắng trực tiếp sau khoảng 1,5-2 tháng cho cây cứng cáp mới trồng ra vườn tỉ lệ sống rất cao, đỡ mất công trồng dặm lại.

- Thân rễ cắt đoạn dài 10 – 15 cm, giâm vào bầu đất sau khi nhúng kích thich ra rễ chờ cây cao khoảng 1,5-2 tấc mới đem trồng.

    Thời vụ trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa tháng 5-6 AL.

Kỹ thuật trồng: tùy theo mảnh đất tốt hay xấu mà xác định khoảng cách trồng cho phù hợp để có năng suất cao. Cây mới trồng chịu khó che nắng gắt hoặc mưa to trong thời gian đầu cho đến khi cây bỏ ngọn bám vào cọc.

     Khoảng cách 2 cây 20cm + khoảng cách 2 cây kế tiếp 30cm. Hàng cách hàng 1m-1,5 m. Hạn chế việc vun xới đất sau khi trồng tránh làm đứt rễ, cây lâu hồi phục và dễ bị nhiễm nấm bệnh (xem bài Phòng bệnh chết hàng loạt cho cây sương sâm).

Bón phân, chăm sóc

     - Bón lót phân chuồng hoai mục thật sự để tránh nguồn bệnh nhiễm nấm cây sương sâm.

     - Sau mỗi đợt thu hoạch lá, bón thêm NPK 16-16-8, phân bón lá vi lượng…Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

     Về kỹ thuật phòng trị bệnh, chăm sóc hay khắc phục sự cố của vườn cây đang trồng bà con có thể liên hệ để được tư vấn thêm. (Tel: 0918826139 gap A. Hai).

Phú Nghĩa
suongsam.com

Hỗ trợ

Hotline: 091.882.6139
Đố vui